Hướng dẫn bảo dưỡng máy xúc
Tin tứcNgày: 15-05-2018 bởi: Trình Nguyễn Hồng
Đầu tiên các vấn đề cần lưu ý khi bảo dưỡng máy xúc là cần có kỹ sư trưởng điều hành quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm thử sau quá trình bảo dưỡng, kiểm tra chảy dầu, máy nóng, hoạt động ra sao. Chu trình bảo dưỡng thì tùy theo hãng sẽ có chu trình bảo dưỡng khác nhau. Thông thường, quá trình bảo dưỡng định kỳ sẽ theo 7 giai đoạn gồm các công việc cụ thể sau:
Cụ thể việc bảo dưỡng máy xúc được liệt kê chi tiết dưới đây:
1. Sau 10 giờ máy xúc hoạt động
Để máy xúc hoạt động được bình thường thì sau mỗi 10 giờ máy hoạt động thì những việc bạn cần phải làm là:
– Kiểm tra mức dầu động cơ, mức dầu nhiên liệu
– Kiểm tra đèn và dụng cụ báo hiệu
– Kiểm tra rò rỉ, các bộ phận bên ngoài
– Kiểm tra lốp (độ căng và tình trạng lốp),
2. Sau 50 giờ máy xúc hoạt động
Càng hoạt động nhiều thì máy xúc càng cần phải bảo dưỡng, sau khi máy hoạt động được 50 giờ thì bạn cần phải làm những việc này:
– Siết chặt các bu lông trước và sau trục truyền động.
– Cần kiểm tra mức dầu của trợ lực phanh, hộp số
– Kiểm tra phanh tay, áp suất lốp
– Bơm thêm mỡ vào các trục truyền động, vào gầm phụ và bơm vào các ổ bi.
Tuy nhiên nếu bạn làm thường xuyên những việc trên hàng tuần là tốt nhất.
3. Sau 125 giờ máy xúc hoạt động
125 giờ thì bạn phải làm những việc sau để giúp cho máy xúc làm việc ổn định là: kiểm tra mức dầu thủy lực, ắc quy, nắp máy và hệ thống làm mát.
4. Sau 250 giờ máy xúc hoạt động
Lúc này là lúc cần phải kiểm độ chặt của bu lông vành bánh xe và bu lông phanh đĩa, mức dầu của cầu trước và cầu sau. Tiếp đó cần siết chặt lại các bu lông của bộ phận điều khiển cơ khí và các trục trước sau.
Việc kiểm dây đai của động cơ, các bộ phận như máy nén khí và máy nạp là rất cần thiết. Sau đó là việc hiệu chỉnh lại phanh (bao gồm cả phanh chân và phanh tay). Cuối cùng là thay dầu nhớt cho động cơ để hoạt động được trơn tru.
5. Sau 500 giờ máy xúc hoạt động
Các việc bạn cần làm là:
– Kiểm tra độ sạch của hộp số, làm sạch lọc dầu (có thể thay thế nếu cần thiết)
– Bổ sung dầu và phụ gia cho thùng dầu thuỷ lực.
– Thay nhớt cho động cơ và lọc tách nước (nếu cần thiết).
– Siết chặt các bu lông nối cầu trước và cầu sau.
– Kiểm tra khe hở cần ga.
6. Sau 1000 giờ máy xúc hoạt động
Khi máy xúc làm việc được khoảng thời gian là 1000 giờ thì cần:
– Kiểm tra độ sạch của dầu truyền động. Nếu thấy vẩn đục thì phải thay dầu và làm sạch lọc tách nước.
– Thay lọc dầu diesel.
– Kiểm tra các loại đồng hồ đo nhiệt độ và áp suất.
– Kiểm tra độ chặt của ống hút và xả động cơ.
7. Sau 2000 giờ máy xúc làm việc
2000 giờ là một khoảng thời gian làm việc dài nếu như máy xúc của bạn làm việc liên tục. Do đó cần phải:
– Thay dầu thuỷ lực làm sạch bình dầu và lọc tách nước, kiểm tra ống phụ gia.
– Thay dầu cầu trước và sau.
– Rửa sạch và kiểm tra trợ lực phanh và lò xo. Kiểm tra điều kiện làm việc của các gioăng và lò xo thành phần. Kiểm tra phanh có bị mòn không, có nhạy không?.
– Kiểm tra sự kín khít của van phân phối và các xi lanh bằng cách để cần điều khiển ở vị trí trung gian xem nó có bị tụt áp không ?
– Cuối cùng là kiểm tra độ nhạy của hệ thống lái.
Chính sách chế độ bảo hành máy xúc Hyundai
- Thời gian bảo hành 24 tháng hoặc 3000 giờ, tùy theo điều kiện nào đến trước sẽ kết thúc trước. Áp dụng đối với các máy Hyundai đời -9S. Thời gian bảo hành là 12 tháng hoặc 1,500 giờ, tùy điều kiện nào đến trước sẽ kết thúc trước. Áp dụng đối với các máy Hyundai đời -7.
- Trong thời gian bảo hành, Hyundai sẽ sửa chữa thay thế miễn phí một số chi tiết, bộ phận được phát hiện mang lỗi nguyên vật liệu hay chất lượng sản xuất. Và Hyundai có quyền điều chỉnh hay thay thế một số bộ phận nhằm nâng cao hiệu suất của máy.
- Các trường hợp không được Hyundai bảo hành:
Bao gồm các vật tư hao mòn, dầu mỡ…hoặc lỗi do người sử dụng, tai nạn, sử dụng phụ tùng không chính hãng, tự ý điều chỉnh, lắp đặt ngoài….
Hi vọng bài viết này sẽ giúp khách hàng có thềm những kinh nghiệm để chăm sóc cho các thiết bị máy móc của mình hoạt động hiệu quả và tốt hơn.